Ceramics không phải chỉ là những loại gốm sứ thông thường làm ra gạch ngói hay bát đĩa, mà ngay cả Kính, Kim Cương và Than Chì cũng đều nằm trong nhóm Ceramics. Tinh thể Sapphire được sử dụng làm các chân kính siêu cứng trong các cỗ máy đồng hồ cũng là một loại Ceramics.

Lý do gì mà Ceramics lại được các thương hiệu đồng hồ ưa chuộng như vậy?

Thứ nhất, Ceramics được dùng để chế tác trong xu hướng trang sức và đồng hồ xa xỉ ngày nay hoàn toàn khác với gốm sứ dễ vỡ thông thường. Ceramics có độ cứng siêu hạng, gấp 3 đến 4 lần độ cứng của thép không gỉ. Vỏ đồng hồ làm từ Ceramics rất khó có thể bị xước. Một số hãng đồng hồ dùng các mạ PVD hay DLC lên ngoài vỏ thép không gỉ để chống xước cho vỏ đồng hồ. PVD và DLC cũng đều là Ceramics, viết tắt của “Diamond like carbon” - một vật liệu cacbon có độ cứng gần như Kim Cương.
Thứ hai, ngoài độ cứng Ceramics còn có khả năng chịu mài mòn cực tốt. Đó là lý do vì sao Ruby - cũng thuộc nhóm Ceramics được dùng làm chân kính trong các vị trí chủ yếu của cỗ máy đồng hồ giúp cỗ máy có thể chạy hàng chục năm trời không sai sót.

Thứ ba, Ceramics khá nhẹ, khối lượng riêng vào khoảng 3g/cc, nhẹ hơn nhiều so với thép không gỉ (8g/cc) và titan (4.5g/cc). Ceramics có độ đặc tương đương nhôm (2.7g/cc). Độ đặc thấp cùng với độ cứng cao khiến vật liệu này được sử dụng để làm rất nhiều trong ngành hàng không vũ trụ và ngành quân sự, ví dụ như những lớp áo giáp trọng lượng nhẹ mà có thể chống đạn hoặc làm phân tán năng lượng của những tác động tốc độ cao. Tóm lại, những chiếc đồng hồ làm từ Ceramics rất nhẹ và đôi khi có thể chống đạn. Khả năng vượt trội này cũng là điều mà những nhà sưu tầm đồng hồ xa xỉ hoặc giới thượng lưu yêu thích.
Tiếp nữa, giống như Titan, Ceramics rất trơ và sẽ không bị ăn mòn hay gây dị ứng. Trên thực tế, thứ mà khiến Titan trơ và không bị ăn mòn như vậy là lớp oxit bao phủ trên bề mặt. Nếu như chiếc vỏ đồng hồ Titan bị xước mất lớp Titan trên bề mặt, ngay lập tức lớp kim loại bên dưới sẽ oxy hoá và tạo ra một lớp Ceramics. Từ đó bạn có thể mường tượng được mức độ trơ của vật liệu Ceramics và hoàn toàn có thể tin tưởng chiếc đồng hồ Ceramic của mình không bao giờ gỉ hay bị ăn mòn.
Ceramics được hình thành từ những thành phần tinh khiết như oxit, cacbua, nitrit … Hầu hết các thành phần tinh khiết này là hợp chất của kim loại với oxy, nito hay cacbon …. Đây là một trong những nhóm chất liệu siêu phong phú, với hơn 4000 biến thể khác nhau. Do vậy nếu cùng gọi là đồng hồ chế tác từ Ceramics nhưng các hãng Richard Mille, Channel hay từ Jaquet Droz chưa chắc đã có chung nguồn gốc và phương thức chế tác ra chất liệu này.
Hiện tại đã có rất nhiều thương hiệu lớn từ đồng hồ trang sức cũng như đồng hồ nghệ nhân cũng đang miệt mài nghiên cứu những chất liệu Ceramics đặc biệt. Đây vẫn sẽ là một trong những "trường đua" khó nhằn cho các tên tuổi đồng hồ cao cấp tiếp tục sáng tạo trong những năm tới.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Chia sẻ và Kết nối


CAM KẾT


  • Hàng Chính Hãng 100%
  • Miễn Phí Giao Hàng Trên Toàn Quốc
  • Thanh Toán Tiền Khi Nhận Hàng (COD)
  • Chế độ bảo hành hấp dẫn, rõ ràng
  • Nhiều chương trình khuyến mãi đa dạng
  • Cam kết hàng chính hãng.
  • Hoàn Tiền Gấp 100 Lần Nếu Mua Phải Hàng Giả
  • Tư Vấn Nhiệt Tình, Tận Tâm







CHÚNG TÔI TRÊN FACEBOOK


Timemart.vn và Timemart.com.vn !!

Thông Tin Liên Hệ



TIME MART VIỆT NAM 

Văn phòng Hà Nội: 

Địa chỉ: Số 42 Trường Chinh ( Gần ngã tư Vọng - TP. Hà Nội
Điện thoại: 0466.72.77.72 - Hotline: 09.0497.0497
Văn phòng TP HCM :

Địa chỉ: 1196 Cách mạng Tháng 8 - Tp.HCM
Hotline : 0838.11.00.44
 
Siêu Thị Time Mart Việt Nam © 2013. All Rights Reserved. Powered by Blogger
Top